Top những cách nuôi cá chép KOI khoa học và đơn giản nhất

0
738
5/5 - (1 bình chọn)

Cá Koi – Quốc ngư Nhật Bản là một biểu tượng cho sự may mắn, quyền quý từ hàng trăm năm nay đang được nhiều người ở Việt Nam ưa chuộng trong một khoảng thời gian gần đây. Một câu hỏi đặt ra cho cả những người mới nuôi cá hay những người đang có ý định làm một hồ cá koi đó là Nuôi cá Koi có khó không? Cách nuôi cá Koi như thế nào cho khoa học giúp cá khỏe mạnh, phát triển tốt và có hình dáng đẹp nhất. Bài viết hôm nay CaDep.Vn sẽ cùng bạn tìm hiểu cách nuối cá koi hợp lý và khoa học nhất để giúp bạn sẽ có một hồ cá Koi đẹp theo đúng nghĩa của nó.

Cá chép Koi tại Royal City

Hồ cá Koi cũng là một yếu tố trong kỹ thuật nuôi cá. Về cơ bản thì hồ ngoài trời hay hồ cá koi trong nhà thì cách nuôi vẫn có những cách nuôi giống nhau nhưng thường thì hồ lớn thì có độ sâu lớn hơn hồ cá koi mini nên nên bạn hãy chú trọng đến bộ phận xả, lọc hồ để tránh tình trạng rong, rêu phát triển nhanh sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cá.

Về độ sâu đối với hồ lớn thì nên ở mức 0.8-1.0m còn hồ cá mini thì thường 0.4-0.5m là đẹp để không quá sâu sẽ khó thấy được cá và khó vệ sinh hồ hay không quá cạn để cá Koi có thể phát triển một cách bình thường nhất.

độ sâu hồ cá koi
Hồ cá Koi phải có độ sâu hợp lý

Ngoài ra, để “an toàn” cho cá thì lúc thi công hồ cá koi hãy xây bờ cao hơn 1 khoảng để tránh chó, mèo “thịt” mất mấy chú cá giá trị mà bạn dày công chăm sóc. Lúc xây cong hồ hãy xả nước khoảng 2-3 lần rồi mới thả cả vào.

Nên dùng WUNMID liều 100 g/ 200m3 nước để sát trùng trước khi thả cá. Sau 24 giờ có sục khí, bạn tiến hành cấy vi sinh vật có lợi. Sau đó một ngày, bạn có thể thả cá vào bể.

Các vấn đề về nước trong hồ cá

Thiết bị đo độ pH và Clo trong hồ
Thiết bị đo độ pH và Clo trong hồ

Nước đối với Cá Koi cũng như không khí của con người chính là thứ duy trì sự sống và phát triển của cá nên bạn hãy chú ý đến những vấn đề sinh, lý tính trong nguồn nước nuôi cá. Một số lưu ý cần nhớ đó là:

  • Độ pH: 7-7.5;
  • Ngưỡng pH: 4-9;
  • Nhiệt độ 20-27oC;
  • Hàm lượng O2 tối thiểu: 2,5mg/L. Thông thường, sau một thời gian nuôi cá thì chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời…sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển nhiều hơn làm ảnh hưởng đến O2 trong hồ làm thiếu hụt lượng O2 để cá hô hấp nên bạn hãy bổ sung những cảnh quan cây cối xung quanh hồ để đảm bảo lượng Oxi
  • Cố gắng giữ nhiệt độ nước, ngưỡng pH, độ pH duy trì ổn định, tránh sự thay đổi đột ngột dẫn đến sốc làm cá chết.
  • Khi thay nước thì phải thay từ từ chứ không thay đột ngột một số lượng lớn dễ gây sock cho cá (nên 2 ngày thì thay 1/3 lượng nước cũ trong hồ 1 lần)
  • Nước trước khi bơm vào hồ phải qua bước xử lý Clo (phơi nắng, dùng than hoạt tính…)

Chọn giống cá để nuôi

Cách nuôi cá koi
Hãy lựa chọn giống cá koi chính xác

Chọn được giống cá khỏe, đẹp, không bị dị tật, dáng bơi… sẽ giúp ích cho bạn trong cách nuôi cá koi. Hiện có khá nhiều loại cá Koi trên thị trường với hình dáng, màu sắc rất đa dạng trong đó có một số loại chính là cá koi Nhật, cá Koi Việt hay Trung Quốc và cá Koi từ châu âu trong đó chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi…Nên sử dụng SAN ANTISHOCK liều 5g/100 lít nước dùng để vận chuyển cá, nhầm hạn chế gây sốc, chống xây xát giúp tăng tỷ lệ sống.

Cách chọn giống cá tốt:

  • Chọn con giống hình dáng cân đối, không dị hình, không xây xát, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, bơi lội, phản ứng nhanh nhẹn;
  • Màu sắc rõ nét không bị mờ, phân cách giữa các màu không rõ ràng, dáng bơi thẳng;
  • Nên mua cá tại nơi uy tín vì khi đã mua cá tại một nơi thì quy trình nuôi cấy giống cũng như quy trình chăm sóc con giống theo đúng một quy trình nên sẽ tránh được tình trạng mua mỗi lần một nơi rất dễ sinh ra bệnh cho cá cũ khi thả cá mới vào.

Cách nuôi cá koi: Thức ăn cho cá

Thức ăn cho cá koi
Hãy lựa chọn thức ăn đảm bảo an toàn thực phẩm cho cá

Tuy là một loại cá dễ nuôi nhưng để được một đàn cá Koi đẹp và khỏe cũng đòi hỏi khá nhiều kiến thức ở người nuôi. Trong đó thức ăn rất quan trọng, về thức ăn, cách thức cho ăn, liều lượng…

  • Cá Koi là loài ăn tạp, từ 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng, chúng có thể ăn các thức ăn bổ sung như bo bo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín…
  • Được 2 tuần, Koi chuyển qua ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng.. Sự thay đổi tính ăn của Koi trong giai đoạn này làm tỉ lệ con sống bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy để đảm bảo sự sống cho Koi, bạn cần chú ý gây nuôi các sinh vật tầng đáy, nhằm cung ứng đủ lượng thức ăn cho cá;
  • Từ 1 tháng tuổi trở đi cá chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…giống như cá trưởng thành. Ngoài ra, cá còn ăn cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, các thức ăn chế biến sẵn cho cá. Trên thị trường hiện nay, các thức ăn chế biến sẵn có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu được chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin và bột cá;
  • Khẩu phần ăn vào khoảng 5% trọng lượng cơ thể cá, cho ăn 2 lần trên ngày để tránh tình trạng béo phì làm xấu hình dáng cá và cũng gián tiếp làm ô nhiễm nguồn nước nhanh hơn. Cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường (Aquamaster, thức ăn Đài Loan…), được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin để bảm bảo an toàn thực phẩm tránh gây ra bệnh cho cá như những loại thực phẩm tươi khác.

 

Xem cá chép KOI nuôi ao 

Bệnh ở cá Koi và cách hạn chế bệnh

CÁ KOI BỊ KÝ SINH TRÙNG SÁN DA, SÁN MANG
Ký sinh trùng sán da, sán mang trên cá koi

Nguyên nhân gây bệnh

  • Không thường xuyên vệ sinh, cải tạo hồ cá koi hoặc không thiết kế khoa học dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm;
  • Hệ thống lọc nước trong hồ cá ngoài trời, trong nhà không đạt chuẩn hay bộ lọc không đủ công suất so với thể tích hồ;
  • Không xử lý vi sinh và những sinh vật ngay lúc đầu.
  • Không cách ly cá mới mua về để khám sức khỏe dẫn đến lây bệnh cho số lượng cá cũ;
  • Thức ăn cho cá Koi không rõ nguồn gốc;
  • Hồ cá Koi quá bé so với số lượng cá trong hồ. Khi có sự chênh lệch như vậy dẫn đến cá không có không gian để hoạt động, lượng Oxi thiếu hụt, chất thải nhiều…
  • Cá bị sock nước khi thay;
  • Sự thay đổi thất thường độ pH, nhiệt độ trong ho ca koi;

Cách hạn chế bệnh ở cá koi

  • Thương xyên vệ sinh hồ, kiểm tra độ phát triển của tảo, rong rêu trong hồ để có biện pháp xử lý kịp thời;
  • Chọn mua cá từ những địa điểm uy tín để đảm bảo sức khỏe của cá;
  • Lựa chọn những đơn vị chuyên nghiệp trong thiết kế hồ cá Koi;
  • Cách ly cá mới mua về (thông thường khoảng 3 tuần, nếu thấy cá khỏe mạnh thì bạn có thể thả vào hồ);
  • Thường xuyên theo dõi chế độ sinh hoạt của cá, nếu trên cá có dấu hiệu bất thường như lười bơi, bơi chậm, bỏ ăn hay trên cơ thể có nhiều vết bất thường thì hãy ngay lập tức cách ly cá để theo dõi và điện thoại sang cho bên cung cấp cá và hỏi về bệnh của cá để có biện pháp xử lý sớm tránh lây nhiễm cho cả đàn cá.

Trên đây là một số lưu ý về cách nuôi cá koi một cách khoa học, đơn giản, những lưu ý từ khâu chọn giống cho đến thức ăn của cá, hồ cá… để giúp bạn có một hồ cái nhìn tổng quát về cách thức chọn giống cũng như nuôi cá để có được một bể cá đẹp nhất.

Cadep.Vn Sưu tầm

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận