Bạn đang muốn tìm hiểu về Kỹ thuật trồng và Chăm sóc cây Cau phải không? Sau đây là bài viết được tổng hợp chọn lọc và đăng tải. Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết nhé !
Cau là cây công trình, cây sân vườn đẹp. Cây cau là cây trang trí đẹp và mang may mắn, phú quý đến với gia chủ.
Kỹ thuật trồng:
Đất trồng cau nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất nhiều rác, xác thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây.
Trong điều kiện nước ta, cau là loại cây dễ sống, nên có thể trồng ở các thời gian trong năm, song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.
Khi trồng trên đất hay trong chậu cần cú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu đễ tránh cây bị “nghẹn” sinh trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ. Sau khi trồng, tưới nước ngày/lần cho đất đủ ẩm, tránh làm đất quá ẩm và sũng nước trong thời gian 10 – 15 ngày để cây bén vào đất.
Chăm sóc cây:
Cau cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu, trong nội thất vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng, ra nhánh nên cau cảnh yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô Định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.
Phòng chống sâu bệnh hại
Cau thường bị các loài bọ xanh bọ nẹt, sâu cuốn lá, rầy mềm, nhện..tấn công làm giảm sức sống của cây, nên sử dụng các loại thuốc trừ BVTV chuyên dùng cho bọ cánh cứng hay rầy rệp phun phòng trừ.
Cây cau là loài cây có bộ rễ chùm khá lớn và ưa ẩm, khi mới trồng cần tưới một ngày 2 lần, nếu để cây bị thiếu nước thì thân bị teo lại ngay cổ bầu trông rất xấu và lá trở nên còi cọc.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAU VUA
Cây cau vua hay cây cau bụng có tên khoa học: Roystonia regia. Cây cau vua là cây thân cột cao 8 – 15m, thân thuôn thẳng nhưng phần bụng thì phình to, lá kép lông chim. Cây cau vua thường được trồng lối đi, trang trí sân vườn, công viên, cảnh quan…
Cách trồng cây cau vua:
Đất trồng cau vua nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất nhiều rác, xác thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây.
Trong điều kiện nước ta, cau là loại cây dễ sống, nên có thể trồng ở các thời gian trong năm, song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.
Khi trồng trên đất hay trong chậu cần chú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu đễ tránh cây bị “nghẹn” sinh trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ. Sau khi trồng, tưới nước ngày/lần cho đất đủ ẩm, tránh làm đất quá ẩm và sũng nước trong thời gian 10 – 15 ngày để cây bén vào đất.
Phương pháp nhân giống cây cau vua:
Cau chỉ nhân giống được từ hạt của quả để tạo cây con. Ở miền Nam nước ta có điều kiện thích hợp để cây cho hoa và quả nên phần lớn hạt nhân giống được mua từ miền Nam.
Để nhân giống, cần chọn các quả già, khi vỏ quả đã có màu nâu vàng, hơi khô thì đem trồng; lấy hạt khô từ các quả già ngâm trong nước 10 – 12 giờ ủ nơi ấm để khi gieo, hạt mọc nhanh.
Đất gieo hạt nên làm tơi xốp, phía trên làm giàn che để giữ ẩm cũng như tránh sương muối vì thời vụ gieo hạt thường vào cuối năm. Sau khi lên luống, khoảng cách là 20 x 30cm (cây x hàng) với 2 hàng hoặc 3 – 4 hàng trên 1 luống. Dùng đất lấp hạt ở độ sâu 1 – 1,5cm, trên mặt phủ rơm rác mục để giữ ẩm và khi tưới không làm trôi đất, đóng váng mặt. Tưới giữ ẩm thường xuyên sau khi gieo mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều tối, đến khi hạt mọc thì tưới mỗi ngày/lần.
Khi cây đã có 2 – 3 lá, có thể bỏ giàn che,tiến hành xới mặt luống, làm cỏ và thúc bằng nước phân chuồng pha loãng. Sau 1 – 1,5 năm, cây cau con có thể được chuyển trồng trong chậu hoặc xuất bán.
Cách chăm sóc cây cau vua:
Cây cau vua là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc so với nhiều loại cây khác. Ngoài việc tưới nước hàng ngày và bón phân NPK định kỳ, nhà vườn chỉ cần cắt tỉa những tàu lá đã bị lão hóa quanh gốc. So loại cây lâu năm khác thì phải uốn cành, tạo dáng, tạo thế nếu không cây sẽ mọc hoang tàn; còn cau vua thì tự nó tạo nên một thế đứng rất đẹp.
Cau cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng nên cau yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô. Định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.
CÁCH TRỒNG CÂY CAU ĂN TRẦU CÓ NHIỀU QUẢ
Cây Cau Ăn Trầu là Giống Cây Trồng nhiệt đới với nhiều tác dụng và đem lại giá trị kinh tế cho người trồng. Thông thường Cây Cau từ 5 tuổi sẽ bắt đầu ra hoa, mùa ra hoa tháng 3 rải rác đến tháng 8 và thường chín ở tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cây Cau Ăn Trầu dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng có vụ nhiều quả, vụ ít quả. Bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ chia sẻ với Bà con một số kinh nghiệm chăm sóc để Cau Ăn Trầu cho nhiều quả.
Trồng Cau Ăn Trầu đúng kỹ thuật
Chọn được Giống Cau Ăn Trầu tốt là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định sự phát triển, năng suất và phẩm chất trái Cau. Bà con có thể mua cây giống ở những vườn ươm cây giống hoặc tự ươm giống tại nhà.
Nếu tự ươm tại nhà, Bà con phải chọn cây mẹ tốt, đó là những cây dưới 8 tuổi, có buồng trái to, quả đều và đã bắt đầu chín đỏ. Bà con hái quả xuống, đựng vào bao tải ẩm và cất vào nơi thoáng mát.
Lấy những quả này ươm tiếp trong cát ẩm, khoảng 20 ngày sau kiểm tra, quả nào nảy mầm thì đưa ra trồng vào túi bầu. Thành phần các chất trong túi bầu gồm 4 phần đất pha cát và 1 phần phân hoai mục. Đặt mầm hướng lên trên rồi phủ đất. Ta xếp các túi bầu thành luống để tiện chăm sóc. Làm giàn bên trên, khi có mưa ta che cót hoặc nylon. Không nên xếp túi bầu vào nơi cớm nắng để tránh bị nấm phá hại cây con.
Ta chăm sóc tới khi cây cao độ 20-30cm là có thể đưa đi trồng, phải chọn vị trí trồng từ trước để sau này không thể xê dịch được nữa. Ta đào hố và bón lót, Bà con ở phía bắc có kinh nghiệm dùng ốc để bón lót.
Bí quyết chăm sóc Cau Ăn Trầu cho nhiều trái
Cây Cau non sau khi trồng rất cần đến sự chăm sóc của Bà con, vì thế Bà con chú ý giữ đủ độ ẩm cho cây, tưới nước thường xuyên nhất là vào mùa khô. Bà con cũng chú ý ánh sáng và phân bón cần cung cấp đủ cho cây.
Với một số Bà con trồng Cau chia sẻ kinh nghiệm, có thể bón lót với phân NPK và đất bùn ao phơi nỏ đập nhỏ là đủ chất dinh dưỡng cho Cây Cau Ăn Trầu. Tính bình quân ra mỗi năm chỉ tốn khoảng kg phân NPK cho một cây, ngoài ra không phải phun thuốc sâu hay thuốc kích thích gì khác.
Cây Cau Ăn Trầu trồng khoảng 5 năm sẽ cho thu quả và tuổi thọ cỡ 40 năm, chi phí đầu tư cho cây giống rất thấp mà hiệu quả kinh tế cao. Mật độ bình quân 4 m2 1 cây. Cây Cau Ăn Trầu trưởng thành Bà con có thể trồng xen với những loại cây khác để tăng thêm thu nhập. Muốn điều tiết cây cho quả vào mùa nào chỉ cần tính thời gian quả phát triển mà xé mẻo ngay từ lúc cây mới nhú ra. Với những buồng để lại cũng cần tỉa bớt những quả kẹ cho đỡ hại cây và lúc thu buồng chỉ còn lại toàn quả đẹp bán làm Cau hỏi rất được giá.
Đối với những cây ra buồng mà không thoát được mẻo là do thiếu ăn cần bón thêm tro bếp hoặc phân kali. Nếu vẫn không khắc phục được thì trồng cây khác thay thế.
Ngoài ra, Bà con cũng cần chú ý thường xuyên kiểm tra cây định kỳ, kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh, rệp sáp, rệp phấn và rệp vẩy ốc để chúng không có chỗ lưu trú phá hoại cây. Nếu phát hiện Cây Cau Ăn Trầu bị sâu bệnh Bà con có thể dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng.
Chúc bà con thành công!